Bài viết

5 bước để đặt giá bán sỉ và lẻ luôn thu được lợi nhuận

Làm thế nào để đặt được một mức giá sản phẩm phù hợp vừa đảm bảo thu được lợi nhuận cao vừa không khiến cho khách hàng của bạn “chạy mất dép” vì giá quá “chát”. Giá như thế nào mới là hợp lý đây? 

Do đó, nếu như bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy tham khảo cách tính giá bán sản phẩm mà Omi Care đã tổng hợp sau đây nhé!

Bước 1: Tính giá vốn (giá gốc) cho sản phẩm của bạn

Giá vốn (giá gốc) của sản phẩm (còn được gọi là Cost of goods sold – COGS) là tổng chi phí bao gồm phí sản xuất hoặc nhập sản phẩm (còn được gọi là giá thành của sản phẩm) và bất kỳ chi phí bổ sung nào cần thiết, chẳng hạn như phí nhân công, vận chuyển, xử lý, marketing,… để hàng được sẵn sàng bán. Hiểu một cách đơn giản hơn là giá vốn (giá gốc) của sản phẩm có thể được xác định với công thức tính như sau:

Giá gốc (giá vốn) = Giá thành sản phẩm (Chi phí sản xuất/nhập sản phẩm) + Chi phí phát sinh khác nếu có (chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển, marketing,…)

Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng,đối thủ cạnh tranh của bạn

Trước khi bạn muốn đặt giá bán cho bất kỳ sản phẩm bán lẻ nào, hãy xác định rõ phân khúc thị trường mà bạn đang nhắm đến. Ví dụ: hàng của bạn thuộc lĩnh vực nào, là hàng cao cấp, hướng đến khách hàng giàu có? Hay hàng của bạn là hàng bình dân, phù hợp với khách hàng có thu nhập trung bình – khá?

Nên nhớ, chỉ khi nắm bắt được khách hàng tiềm năng cụ thể thì bạn mới có thể dựa theo đó để đưa ra mức giá lợi thế cạnh tranh cho bản thân. Tùy vào khách hàng của bạn có những hành vi tiêu dùng ra sao, ví dụ như chỉ quan tâm về giá cả hay về chất lượng sản phẩm. Khả năng ngân sách chi trả của họ cho việc mua sắm là bao nhiêu?

Ngoài ra Bạn cũng nên ngó sang "đối thủ" xem họ đang bán sản phẩm này giá như thế nào? để Bạn không bị bán hớ nhưng cũng không quá đắt để khách hàng chạy mất tông nhé!

Hãy tổng kết tất cả những dữ liệu đó lại, bạn sẽ có thể đưa ra được mức giá phù hợp, đánh trúng tâm lý khách hàng.

Bước 3: Xác định mức lợi nhuận mà bạn mong muốn ( từ 50-100%)

Có một mẹo nhỏ và đơn giản mà có lẽ ai cũng thường áp dụng vào công thức định giá sản phẩm. Đó chính là bắt đầu lấy từ giá gốc của bạn rồi nhân gấp đôi lên để ra giá bán. Đây là cách làm an toàn và phổ biến nhất. Nó đảm bảo mức lợi nhuận bán hàng của bạn luôn thu về được là 100%.

Tuy nhiên, trong phân khúc bán lẻ, còn tùy vào từng ngành hàng và mô hình kinh doanh của bạn để tùy chỉnh giá bán mang về lợi nhuận bao nhiêu là phù hợp. Thường với các nhà sản xuất trực tiếp hay các thương hiệu lớn, họ sẽ nhắm đến mức lợi nhuận vào khoảng 30 – 50%. Họ có thể chấp nhận mức lợi nhuận thấp để đạt được những mục tiêu khác.

Trong khi các nhà bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng thì sẽ luôn nhắm đến mức lợi nhuận cao nhất có thể, vào khoảng 55 – 100%. Vậy nên, để có được giá bán sau cùng cho sản phẩm dù là bán sỉ hay bán lẻ thì bạn cần xác định mức lợi nhuận bạn mong muốn thu về được.

Bước 4: Đặt giá bán lẻ (giá niêm yết trên thị trường)

Sau khi xác định được lợi nhuận mong muốn thì bạn sẽ tính ra được giá bán sau cùng với công thức như sau:

Giá bán lẻ = [Giá gốc/vốn + (Giá gốc X  % lợi nhuận mong muốn)] 

Ví dụ như 1 sản phẩm giá gốc của bạn là 40.000 VND, bạn muốn thu lợi nhuận 100%, vậy thì bạn sẽ có giá bán là: [40.000 + (40.000 X 100%)] = 80.000 VND

Sau khi thu được giá bán lẻ, hãy xem xét và so sánh lại với mặt bằng chung của thị trường. Nếu như giá bán lẻ của bạn tính ra quá cao so với đối thủ cạnh tranh, thì có thể là nguồn hàng của bạn có giá gốc quá cao, hoặc phần trăm lợi nhuận đặt ra không hợp lý.

Cách giải quyết trong trường hợp này đó là điều chỉnh lợi nhuận mong muốn. Có thể kỳ lợi nhuận bạn đặt ra quá cao so với thực tế hoặc mặt hàng mang lại lợi nhuận thấp hơn như vậy. Ngoài ra, đừng quên xem lại các khoản chi phí tính giá vốn đã chính xác chưa. Nếu cắt giảm được bất cứ khoản nào mà không làm giảm chất lượng sản phẩm thì hãy thử nhé.

Ngược lại, giá lẻ của mặt hàng quá thấp lại dễ dẫn tới nguy cơ thua lỗ hoặc lợi nhuận không cao. Tuy nhiên, 1 số chủ kinh doanh cũng có thể tận dụng đặc điểm này để marketing kích cầu, đẩy mạnh doanh thu.

Bước 5: Đặt giá bán sỉ dành cho khách sỉ/Đại lý

Đối với chủ kinh doanh sỉ, sẽ áp dụng công thức khác để tính giá bán sỉ sản phẩm. Nhìn chung, nếu như xác định giá bán lẻ là bao nhiêu, thì có thể suy ra được giá bán sỉ tương ứng.

Đặc thù của hình thức kinh doanh sỉ đó là chiết khấu cao khi nhập hàng số lượng lớn, tức số lượng sản phẩm bán sỉ càng nhiều thì giá sỉ càng thấp. Bạn có thể tham khảo các đơn vị đã giàu kinh nghiệm, uy tín, kinh doanh lâu năm nhằm đưa ra chính sách tốt nhất.

Gợi ý cho bạn là khi vừa bán lẻ và bán sỉ thì bạn có thể đẩy giá bán lẻ lên cao để tránh gây ảnh hưởng xung đột về giá cho các khách sỉ của bạn khi lấy hàng về bán. Giả sử bạn muốn mức lợi nhuận thu về trên giá bán lẻ là 80%. Vậy bạn có thể chia ra các mức lợi nhuận còn lại cho giá sỉ dựa trên số lượng sản phẩm đặt mua như ví dụ sau:

Ví dụ:

Một sản phẩm Kem dưỡng da của bạn có giá gốc là 300.000 VND, lợi nhuận bạn mong muốn là 100%. Vậy giá bán lẻ là [300.000 + (300.000 X 100%)]  = 600.000 VND. Các mức giá bán sỉ theo số lượng sản phẩm mà đối tác đặt mua sẽ được tính như sau:

Mua từ 3 đến 10 SP mức lợi nhuận thu về là 70%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: [300.000 + (300.000 X 70%)] = 510.000 VND/cái

Mua từ 11 đến 30 SP giá bán: mức lợi nhuận thu về là 60%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: [300.000 + (300.000 X 60%)] = 480.000 VND/cái

Mua từ 31 – 50 SP giá bán: mức lợi nhuận thu về là 50%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: [300.000 + (300.000 X 50%)] = 450.000 VND/cái

Mua từ 100 SP trở lên: mức lợi nhuận thu về là 40%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: [300.000 + (300.000 X 40%)] = 420.000 VND/cái

Cứ theo công thức lũy tiến này thì cứ đối tác mua càng nhiều thì giá càng giảm. Đồng thời, bạn vẫn luôn kiểm soát được lợi nhuận tối thiểu bạn thu về là bao nhiêu khi bán sỉ. Tất nhiên không nhất thiết bạn phải rập khuôn theo khung số lượng sản phẩm và mức lợi nhuận như trên mà hoàn toàn có thể tùy biến sao cho hợp lý.

Miễn bạn luôn lấy mức lợi nhuận trên giá bán lẻ làm điểm xuất phát. Và mức giá bán lẻ đề xuất của bạn cũng đảm bảo không làm ảnh hưởng, gây xung đột về lợi ích đối với các đối tác nhập hàng của bạn. Như vậy, bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng hơn.

Trên đây là  5 bước để đặt giá bán sỉ và lẻ luôn thu được lợi nhuận. Dành cho những người mới bắt đầu và chưa có kiến thức chuyên sâu về việc kinh doanh. Ngoài ra hiện nay còn có rất nhiều phương pháp định giá sản phẩm như: định giá xuất phát từ chi phí cho sản phẩm, định giá dựa theo sự cạnh tranh, định giá theo marketing,… mà mọi người có thể tìm hiểu và tham khảo.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Omi, bạn đã nắm rõ được cách tính giá bán sản phẩm phù hợp với mặt hàng lẫn mô hình kinh doanh của mình. Chúc bạn luôn kinh doanh thành công nhé!

Bài viết nổi bật
...

Bán mỹ phẩm online – các mặt hàng kinh doanh online ít vốn

Một trong những mặt hàng dễ kinh doanh nhất hiện nay phải nhắc đến là mỹ phẩm. Với nhu cầu làm đẹp không chỉ của chị em, mà nam gi...
...

Bí quyết kiếm tiền triệu khi kinh doanh mỹ phẩm handmade, son handmade

Tại sao kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên handmade có thể giúp bạn kiếm bộn tiền? Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm handmade hiệu quả là...
...

Cách target đối tượng quảng cáo Facebook hiệu quả khi bán mỹ phẩm

Bất cứ ai khi bán hàng online, ít nhiều đều sẽ phải chạy quảng cáo trên Facebook. Đặc biệt, với các shop bán mỹ phẩm thì việc chạy...
...

20+ cách tăng follower Instagram miễn phí và đơn giản nhất

Làm thế nào để tăng follow Instagram miễn phí? Cách tăng follower Instagram thế nào hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ 20+ cách...